Menu

Danh mục sản phẩm

hotline

Liên hệ

Công ty Cổ phần Kỹ thuật Sao Mai Việt Nam Phòng 2408, Tòa nhà G3, Vinhomes Green bay, Số 7 Đại Lộ Thăng Long, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hotline: 0987622004
  • 024. 66872035/ 098.762.2004
  • 02435578196
  • info@saomaiasia.com

Thông tin liên hệ

Thống kê truy cập

  • Online: 5
  • Hôm nay: 13
  • Hôm qua: 4
  • Tổng truy cập: 64235

Kiểm tra không phá hủy(NDT)

Kiểm tra không phá hủy là sử dụng các phương pháp vật lý để phát hiện các khuyết tật bên trong cấu trúc vật liệu, chi tiết, sản phẩm... mà không làm tổn hại đến khả năng hoạt động, chịu tải sau này của chúng. Kiểm tra không phá hủy liên quan đến việc phát hiện khuyết tật trong vật kiểm nhưng tự bản thân nó không thể dự đoán những nơi nào khuyết tật sẽ hình thành và phát triển.

Đặc điểm của các phương pháp kiểm tra không phá hủy.

  • Sử dụng một môi trường để kiểm tra sản phẩm
  • Sự thay đổi trong môi trường kiểm tra chứng tỏ trong vật kiểm tồn tại bất liên tục.
  • Là phương tiện để phát hiện sự thay đổi trong môi trường kiểm tra.
  • Giải đoán những thay đổi để nhận biết các thông tin về khuyết tật trong vật kiểm.

 

Phân loại các phương pháp kiểm tra không phá hủy.

Việc phân loại các phương pháp kiểm tra không phá hủy có thể phân thành 2 mục lớn:

  • Phương pháp kiểm tra không phá hủy liên quan đến việc sử dụng truyền năng lượng.
  • Phương pháp kiểm tra không phá hủy liên quan đến sự chuyển động của vật chất.

Trong thực tế quá trình kiểm tra không phá hủy tại Việt Nam thì có thể chia ra các phương pháp kiểm tra không phá hủy như sau:

1- Phương pháp kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp siêu âm

Đây là phương pháp kiểm tra phổ biến hiện nay, nó sử dụng sóng siêu âm có tần số cao nhằm phát hiện các bất liên tục từ đó làm cơ sở giải đoán các khuyết tật dựa trên các tiêu chuẩn sẵn có hoặc đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo thực hiện công việc kiểm tra.

2- Phương pháp kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp Chụp ảnh phóng xạ

Phương pháp này được sử dụng rất lâu đời và được quy định cụ thể trong các tiêu chuẩn của Việt Nam và thế giới. Cơ sở của phương pháp là đánh giá sự suy giảm của nguồn phóng xạ trên film chụp để phát hiện các bất liên tục từ đó đưa ra các đánh giá và kết luận.

3- Phương pháp kiểm tra không phá hủy bằng Phương pháp kiểm tra từ tính

PHương pháp kiểm tra từ tính được dùng phổ biến để kiếm tra các khuyết tật trên bề mặt hoặc thông với bề mặt. Phương pháp kiểm tra bằng từ tính đã được quy định trong rất nhiều các tiêu chuẩn kiểm tra không phá hủy trong nước cũng như quốc tế. Nguyên lý của phương pháp là dựa sự thay đổi của đường sức điện từ trường khi đi qua các vùng bất liên tục, sự thay đổi đường sức điện từ trường được thấy thông qua bột từ trên bề mặt vật kiểm.

4- Phương pháp kiểm tra không phá hủy bằng Phương pháp kiểm tra thẩm thấu

Phương pháp kiểm tra thẩm thấu được dùng kiểm tra các khuyết tật trên bề mặt, thông với bề mặt và đặc biệt hiệu quả với các vật liệu kim loại mầu, hợp kim không nhiễm từ mà phương pháp kiểm tra từ tính không kiểm tra được. Nguyên lý của phương pháp dựa trên hiện tượng thẩm thấu mao dẫn của tự nhiên, Việc đánh giá các khuyết tật tương đối trực quan và dễ ứng dụng trên thực tế.

5- Phương pháp kiểm tra không phá hủy Ngoại dạng (Visual).

Đây là phương pháp kiểm tra rẻ tiền nhất và dễ dàng thực hiện nhất. Việc kiểm tra bằng mắt được thực hiện rất dễ dàng với kỹ thuật viên có chuyên môn và cả những người thợ trực tiếp làm ra sảm phẩm. Việc kiểm tra ngoại dạng có thể được hỗ trợ bằng thiết bị nội soi hiện đại trong các đường ống dầu, hoặc công cụ hỗ trợ đơn giản như kính lúp trong mối hàn thông thường.

6- Phương pháp kiểm tra không phá hủy bằng rò rỉ (thử kín).

Đây là phương pháp thực hiện với các thiết bị yêu cầu độ kín cao như các bình, bồn, bể, đường ống áp suất ...

Phương pháp kiểm tra rò rỉ có thể thực hiện bằng cách thức từ đơn giản đến rất phức tạp như: Thử bọt, Thử thay đổi áp suất, Halogen Diode, Đo phổ khối (Mass Spectrometer)

Ưu nhược điểm của phương pháp kiểm tra không phá hủy

Ưu điểm của phương pháp kiểm tra không phá hủy

  • Thử trực tiếp ngay trên sản phẩm và tại các chỗ nguy hiểm.
  • Có thể tiến hành thử bất kỳ sản phẩm nào trong nhóm, thậm chí thử được tất, nếu điều kiện kinh tế cho phép.
  • Có thể sử dụng tất cả các phương pháp, chỉ ra các tính chất khác nhau của vật liệu hoặc liên kết.
  • Tiến hành kiểm tra mà không cản trở sản xuất.
  • Kiểm tra lại sản phẩm hoặc các mối hàn cho phép phản ánh lại ảnh hưởng sau khi sử dụng, khai thác.
  • Không phải phá ra khi kiểm tra vật liệu quý.
  • Gia công sơ bộ, thời gian thử, giá thành thường thấp hơn nhiều so với kiểm tra phá hủy.

Nhược điểm của phương pháp kiểm tra không phá hủy

  • Đo và đánh giá gián tiếp tính chất khi sử dụng. Đòi hỏi nghiên cứu sâu để tham chiếu giữa kết quả của thử nghiệm với độ tin cậy và độ bền khi sử dụng. Giá trị chuẩn để đánh giá kết quả kiểm tra khó vì dựa theo kinh nghiệm là chủ yếu.
  • Kết quả thử thường là định tính, tương đối hoặc chọn một trong các giải đoán.